Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa

Chúng tôi dự định thành lập Công ty dịch vụ lữ hành nội địa, chi tiết về trình tự thủ tục và mức phí như thế nào, mong được tư vấn?

Trả lời:

Lời đầu tiên, Công ty Luật MMT & PartnersLuật sư tại Đà Nẵng xin được gửi tới bạn lời chào trân trọng, về điều kiện, trình tự thủ tục xin Giấy phép kinh doanh dịch vụ, chúng tôi tư vấn như sau:

1. Điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa:

– Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;

– Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng;

– Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành:

+ Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành là người giữ một trong các chức danh sau: chủ tịch hội đồng quản trị; chủ tịch hội đồng thành viên; chủ tịch công ty; chủ doanh nghiệp tư nhân; tổng giám đốc; giám đốc hoặc phó giám đốc; trưởng bộ phận kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Chuyên ngành về lữ hành quy định tại điểm c khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 31 Luật Du lịch được thể hiện trên bằng tốt nghiệp của một trong các ngành, nghề, chuyên ngành sau đây (Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Thông tư 13/2019/TT-BVHTTDL):

a) Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;

b) Quản trị lữ hành;

c) Điều hành tour du lịch;

d) Marketing du lịch;

đ) Du lịch;

e) Du lịch lữ hành;

g) Quản lý và kinh doanh du lịch;

h) Quản trị du lịch MICE;

i) Đại lý lữ hành;

k) Hướng dẫn du lịch;

l) Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành’, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở giáo dục ở Việt Nam đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực;

m) Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở đào tạo nước ngoài đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp.

Trường hợp bằng tốt nghiệp không thể hiện các ngành, nghề, chuyên ngành quy định tại điểm l và điểm m khoản này thì bổ sung bảng điểm tốt nghiệp hoặc phụ lục văn bằng thể hiện ngành, nghề, chuyên ngành, trong đó có một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch”.’’

Về mức ký quỹ (khoản 4 Điều 31 Luật Du lịch 2017, nội dung hướng dẫn khoản này tại Nghị định 168/2017/NĐ-CP nay được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 94/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 28/10/2021):

1. Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng.

2. Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:

a) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng;

b) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng;

c) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng”.

2. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa

2.1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;

– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

– Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;

– Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành;

– Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định tại điểm c khoản 1 Điều 31 của Luật này.

(Khoản 1 Điều 32 Luật Du lịch 2017)

2.2. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa được quy định như sau:

Bước 1. Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa nộp hồ sơ đến Sở Du lịch;
Bước 2. Trong thời hạn 9 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Du lịch thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Mức thu lệ phí:

Mức thu phí, lệ phí được quy định như sau:

1. Phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa:

a) Cấp mới: 3.000.000 đồng/giấy phép;

b) Cấp đổi: 2.000.000 đồng/giấy phép;

c) Cấp lại: 1.500.000 đồng/giấy phép.

(Điều 4 Thông tư Số: 33/2018/TT-BTC)

4. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa:

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa có quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các dịch vụ du lịch, chương trình du lịch cho khách du lịch theo phạm vi kinh doanh quy định trong giấy phép;

b) Bảo đảm duy trì các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật này; công khai tên doanh nghiệp, số giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trên biển hiệu tại trụ sở, chi nhánh, văn phòng giao dịch, trong hợp đồng lữ hành, trên ấn phẩm quảng cáo và trong giao dịch điện tử;

c) Thông báo về việc thay đổi người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành, gửi hồ sơ về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành thay thế cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép trong thời hạn 15 ngày kể từ khi thay đổi;

d) Cung cấp thông tin về chương trình, dịch vụ, điểm đến du lịch cho khách du lịch;

đ) Mua bảo hiểm cho khách du lịch trong thời gian thực hiện chương trình du lịch, trừ trường hợp khách du lịch đã có bảo hiểm cho toàn bộ chương trình du lịch;

e) Sử dụng hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng lữ hành; chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên du lịch trong thời gian hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng;

g) Chấp hành, phổ biến, hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật, quy định của nơi đến du lịch; ứng xử văn minh, tôn trọng bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam và nơi đến du lịch; phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của khách du lịch trong thời gian tham gia chương trình du lịch;

h) Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, kế toán, lưu giữ hồ sơ theo quy định của pháp luật;

i) Áp dụng biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch; kịp thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tai nạn, rủi ro xảy ra với khách du lịch và có biện pháp khắc phục hậu quả;

k) Quản lý khách du lịch theo chương trình du lịch đã thỏa thuận với khách du lịch.

Căn cứ pháp lý:

1. Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017. Có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
2. Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch. Có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
3. Nghị định số 94/2021/NĐ-CP ngày 28/10/2021 sửa đổi, bổ sung Điều 14 của Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch về mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành. Có hiệu lực từ ngày 28 tháng 10 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023.
4. Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch. Có hiệu lực từ ngày 01 tháng 02 năm 2018.
5. Thông tư số 33/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch; lệ phí cấp Giấy phép đặt chi nhánh, văn phòng đại diện doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam. Có hiệu lực từ ngày 14 tháng 5 năm 2018.
6. Thông tư số 13/2019/TT-BVHTTDL ngày 25 tháng 11 năm 2019 sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch. Có hiệu lực từ ngày 20 tháng 1 năm 2020.

Trên đây là một số ý kiến tư vấn của Luật sư, CVPL tại Công ty Luật MMT & Partners đối với nội dung yêu cầu tư vấn của bạn.

Các nội dung tư vấn nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo các quy định pháp luật tại thời điểm tư vấn. Các quy định pháp luật này có thể được thay thế, sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật khác có liên quan đến trong thời gian tới.

Mọi thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline Công ty Luật MMT & Partners 0906 498 882 để được tư vấn và giải đáp.

Trân trọng cảm ơn ./.

———————————————————–
🏢 Địa chỉ: 83 Nguyễn Cư Trinh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
📞 Hotline: 090 649 8882
✉️ Mail: Contact@lawmmt.com
🌐 Website: www.lawmmt.com

Công ty Luật TNHH MMT & Partners

MMT & PartnersCông ty Luật có trụ sở chính tại thành phố Đà Nẵng; được Sở Tư pháp cấp phép hoạt động và đủ điều kiện để cung cấp dịch vụ pháp lý theo quy định pháp luật Việt Nam.

Với đội ngũ Luật sư và cộng sự là các chuyên gia, cố vấn cao cấp có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong các lĩnh vực tranh tụng tại Toà án, tư vấn pháp luật, đào tạo pháp lý, nhân sự, HR (Human Resources).

MMT & Partners hiện đã và đang cung cấp các dịch vụ pháp lý cho nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp lớn, nhỏ trong và ngoài nước, gồm: tư vấn pháp lý thường xuyên cho doanh nghiệp; tư vấn giải quyết các tranh chấp về dân sự, thương mại, hôn nhân – gia đình, đất đai, hình sự…; cử Luật sư tham gia đại diện Tố tụng tại Toà án, Trung tâm trọng tại thương mại để giải quyết các tranh chấp và các Dịch vụ pháp lý theo quy định pháp luật khác.

– Đội ngũ Luật sư MMT & Partners – 

Liên hệ

Bản quyền thuộc về MMT & PARTNERS. Các tài liệu trên website này được MMT & PARTNERS, lưu trữ cho mục đích tham khảo, học tập và nghiên cứu. Mọi sự sao chép vì những mục đích khác phải được sự chấp thuận của MMT & PARTNERS bằng văn bản.

icon zalo
nhắn tin facebook
0906.498.882 gọi điện thoại