Người lao động cần lưu ý gì khi ký kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động? Những quy định về hợp đồng lao động 2024 mới nhất người lao động nên biết để đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm giữa các bên liên quan
I) Hợp đồng lao động là gì?
- Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
- Trường hợp hai bên thoả thuận bằng tên gọi khác nhưng có nọi dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
- Hợp đồng lao động có thể được thể hiện bằng văn bản hay lời nói có thể có người làm chứng, nếu vi phạm hợp đồng hay không theo cam kết thì 2 bên sẽ cùng nhau ra toà và bên thua sẽ chịu mọi tổn phí.
- Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải thực hiện giao kết Hợp đồng lao động với người lao động. Điều này đảm vảo viẹc cả người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện hợp đồng theo những gì đã thoả thuận và nhận được sự đồng thuận của cả hai bên.
II) Những nội dung cơ bản trong hợp đồng lao động bắt buộc phải có năm 2024:
Theo Điều 21 Bộ luật lao động năm 2019 quy định “Nội dung hợp đồng lao động” như sau:
1.) Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao đông;
- Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
- Công việc và địa điểm làm việc;
- Thời hạn của hợp đồng lao động;
- Mức lương theo công việc hoặc chứng danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
- Chết độ nâng bậc, nâng lương;
- Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi;
- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp;
2.) Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thoả thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm.
3.) Đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì tuỳ theo loại công việc mà hai bên có thể giảm một số nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động và thoả thuận bổ sung nội dung về phương thức giải quyết trong trường hợp thực hiện hợp đồng chịu ảnh hưởng của thiên tai, hoả hoạn, thời tiết.
4.) Chính phủ quy định nội dung của hợp đồng lao động đối với người lao đông được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước.
5.) Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội quy định chi tiết cá khoản 1,2 và 3 Điều nay.
III) Phân biệt hai loại hợp đồng có thời hạn xác định và hợp đồng lao động không xác định thời hạn:
Căn cứ quy định tại Bộ luật lao động 2019 thì hiện nay, hợp đồng lao động(HĐLĐ) chỉ được giao kết một trong hai loại là HĐLĐ không xác định thời hạn hoặc HĐLĐ xác định thời hạn
Phân loại | HĐLĐ không xác định thời hạn | HĐLĐ xác định thời hạn |
Khái niệm | HĐLĐ không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. | HĐLD xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong trời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
|
Thời hạn | Không xác định thời hạn. | Có thời hạn không quá 36 tháng. |
Xử lý khi HĐLĐ hết hạn | Không có thời điểm kết thúc hợp đồng, | Khi HĐLĐ hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:
+ Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày HĐLĐ mới, hai bên phải ký kết HĐLĐ mới; trong thời gian chưa ký kết HĐLĐ mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết; + Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày HĐLĐ hết hạn mà hai bên không ký kết HĐLĐ mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành HĐLĐ không xác định thời hạn; + Trường hợp hai bên ký kết HĐLĐ mới là HĐLĐ xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết HĐLĐ không xác định thời hạn, trừ HĐLĐ đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 149, khoản 2 Điều 151 và khoản 4 Điều 177 của Bộ luật lao động 2019
|
Thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt HĐLD | Trừ các trường hợp không phải báo trước, người lao động khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ phải báo trước người sử dụng lao động:
– Ít nhất 45 ngày. – Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù được quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì phải báo trước ít nhất 120 ngày. |
Trừ các trường hợp không phải báo trước, NLĐ khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ phải báo trước cho người sử dụng lao động:
– Ít nhất 30 ngày đối với HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng; – Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng; – Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn dưới 12 tháng; – Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù được quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì thời hạn báo trước như sau: + Ít nhất bằng một phần tư thời gian của HĐLĐ đối với HĐLĐ có thời hạn dưới 12 tháng.
|
Đóng BHXH bắt buộc; BHYT; Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN); bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ-BNN) | Đóng tất cả các loại bảo hiểm sau:
– BHXH bắt buộc; – BHYT; – BHTN; – BHTNLĐ-BNN; |
– Đối với HĐLĐ dưới 1 tháng: Không phải tham gia loại bảo hiểm nào
– Đối vớI HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng đóng: + BHXH bắt buộc; + BHTNLĐ-BNN – Đối với HĐLĐ từ đủ 03 tháng trở lên đóng: + BHXH bắt buộc; + BHYT; + BHTNLD-BNN – Về BHTN, theo quy định tại Luật Việc làm 2013 thì: + NLĐ làm việc theo HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng phải tham gia BHTN ( tuy nhiên loại hợp đồng này đã bị bãi bỏ theo quy định tại Bộ luật lao động 2019). + Đối với HĐLĐ có thời hạn từ 12 tháng trở lên thì phải tham gia BHTN.
|
IV) Những lưu khi ý khi ký kết hợp đồng lao động:
1.) Thời gian thử việc tối đa: Thời gian thử việc không quá 180 ngày đối với người quản lý doanh nghiệp, tối đa là 60 ngày đối với trình độ từ cao đẳng trở lên; 30 ngày đối với trình độ trung cấp; 6 ngày đối với các công việc khác.
Người lao động chỉ được thử việc 1 lần cho 1 công việc và không áp dụng thử việc đối với hợp đồng dưới 1 tháng.
2.) Lương thử việc: Lương thử việc ít nhất bằng 85% lương chính thức. Sau khi đạt yêu cầu người lao động và người sử dụng lao động phải ký kết HĐLĐ ngay.
3.) Lương chính thức: Lương chính thức không được thấp tối thiểu vùng.
4.) Về giấy tờ tuỳ thân/văn bằng/chứng chỉ: Đơn vị/doanh nghiệp không được giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
5.) Tiền lương làm thêm giờ: Nếu hợp đồng quy định làm thêm giờ cần xem xét rõ thời gian làm thêm giờ, mức lương làm thêm giờ theo Bộ lậut lao động hiện hành.
6.) Quy định về nghỉ lễ tết: 1 năm người lao động có 10 ngày nghỉ lễ, Tết và 12 ngày phép.
7.) Các trường hợp phạt vị phạm hợp đồng: Nắm rõ các trường hợp phạt hợp đồng và mức phạt.
V) Phụ lục hợp đồng lao động:
Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.
Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn cảu hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khcas với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung hợp đồng lao đông.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.
VI) Hiệu lực của hợp đồng lao động:
Theo điều 23 Bộ luật lao động 2019 quy định thì hợp đồng lao động có hiệu lực kể từ ngày hai bên giao kết, trừ trường hợp hai bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Nội dung tư vấn nêu trên căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành tại thời điểm tư vấn và có thể sẽ được điều chỉnh bởi các văn pháp luật khác trong thời gian tới. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác Quý Công ty vui lòng liên Luật sư Mai Quốc Việt (SĐT: 0931 946 199) để được giải đáp.
Trân trọng cảm ơn!