BẢN ÁN CÔNG TY VIỆT SILK: NHỜ NGƯỜI KHÁC ĐỨNG TÊN THAY HAY TRANH CHẤP GIỮA CÁC THÀNH VIÊN TRONG CÔNG TY.
Theo ông Tẩm, Công ty TNHH Dệt tơ tằm Việt Silk được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 2.2012, gồm 3 thành viên góp vốn: ông Đoàn Trọng Tẩm góp 8 tỷ đồng (chiếm 40%), ông Nguyễn Tiến Dũng góp 6 tỷ đồng (30%) và ông Nguyễn Xuân Sanh góp 6 tỷ đồng (30%).
Sau hơn 2 năm hoạt động bắt đầu xảy ra mâu thuẫn giữa các thành viên góp vốn, ngày 7.10.2014, ông Tẩm xin tự rút vốn góp khỏi Công ty (nhưng chưa thực hiện).
Tiếp đó từ ngày 9.10.2014 đến nay, ông Tẩm với tư cách Chủ tịch HĐTV Công ty Việt Silk đã 3 lần gởi văn bản đến các ngân hàng để nghị phong tỏa tài sản của Việt Silk, cản trở việc nhập khẩu nguyên liệu, xuất khẩu sản phẩm qua Nhật Bản.
Vào ngày 22.7.2015, ông Nguyễn Tiến Dũng với tư cách là TGĐ công ty đuổi ông Tẩm ra khỏi nhà xưởng, cắt điện, cắt nước.
Ngày 5.8.2015, ông Tẩm ra thông báo về việc Công ty tạm ngưng hoạt động; mâu thuẫn đỉnh điểm xảy ra vào sáng 10.8.2015, ông Tẩm thuê vệ sĩ khóa cổng ngăn cản công nhân và Ban giám đốc vào nhà máy làm việc, cùng ngày ông Tẩm ra thông báo gởi Công ty Việt Silk đòi lại tài sản cho mượn.
Theo ông Tẩm, khi góp vốn ông chỉ góp vốn bằng nhà xưởng, còn các hạng mục còn lại như nhà làm việc, nhà phơi tơ, nhà để xe, hàng rào… ông chỉ cho mượn.
Ông Nguyễn Tiến Dũng và Phạm Xuân Sanh khẳng định ông Tẩm là người góp vốn 40%, đồng thời cung cấp Giấy chuyển nhượng giá trị tài sản để góp vốn thành lập công ty giữa ông Đoàn Trọng Tẩm và ông Phạm Xuân Sanh, cụ thể ông Tẩm chuyển nhượng cho ông Sanh một phần giá trị nhà xưởng tại số 11 Quang Trung, P.2 (Bảo Lộc) hơn 2 tỉ đồng vào ngày 5.2.2012 (mà trước đó ông Tẩm đấu giá trúng với giá 4,3 tỉ đồng).
Do đó, ngày 10.2.2012 ông Dũng với tư cách TGĐ Công ty Việt Silk cấp giấy chứng nhận góp vốn cho ông Phạm Xuân Sanh.
Sau đó, ông Tẩm đã khởi kiện các ông Dũng, Sanh ra Tòa án để yêu cầu hủy các giấy chứng nhận phần vốn góp, xóa tư cách thành viên của ông Dũng, ông Sanh,…khi cho rằng toàn bộ số vốn điều lệ 20 tỷ đồng là của ông Tẩm, còn ông Dũng, ông Sanh chỉ đứng tên hộ và thể hiện phần vốn góp trên giấy tờ, thực tế ông Dũng, ông Sanh không góp bất cứ số tiền nào.
Bên cạnh đó, khi thành lập Công ty Việt Silk, ông Dũng và ông Sanh đang đương chức tại Công ty dâu tằm tơ Việt Nam, là công ty có vốn 100% của nhà nước, theo các văn bản của Bộ Nông nghiệp, các Công ty ở tỉnh Lâm Đồng chỉ có kế hoạch dự kiến cổ phần hóa, thực tế chưa cổ phần hóa nên việc đã bị vô hiệu ngay từ khi thành lập.
———————————————————–
CÔNG TY LUẬT MMT & PARTNERS
Địa chỉ: 1N Núi Thành, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Hotline: 090 649 8882
Mail: Contact@lawmmt.com