Công văn số 196/TANDTC-PC về giải đáp vướng mắc trong công tác xét xử về hình sự, THAHS, TTHS; Dân sự, TTDS, KDTM, HNGD, Hành chính và Hoà giải, đối thoại tại Toà án

CÔNG VĂN SỐ 196/TANDTC-PC VỀ GIẢI ĐÁP VƯỚNG MẮC TRONG CÔNG TÁC XÉT XỬ VỀ HÌNH SỰ, TTHS, THAHS; DÂN SỰ, TTDS, KDTM, HNGĐ, HÀNH CHÍNH VÀ HÒA GIẢI, ĐỐI THOẠI TẠI TÒA ÁN
Ngày 03 tháng 10 năm 2023 Tòa án nhân dân tối cao, ban hành thông báo số 196/TANDTC-PC về việc thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong công tác xét xử
NHỮNG VƯỚNG MẮC ĐƯỢC GIẢI ĐÁP GỒM:

I. HÌNH SỰ, TỐ TỤNG HÌNH SỰ

1. Các đối tượng có hành vi lấn chiếm đất và đã xây dựng nhà, công trình, vật kiến trúc trái phép trên đất lấn chiếm. Sau đó, có một số đối tượng khác đến tiếp tục lấn chiếm trên những phần đất này và có hành vi đập phá nhà, công trình, vật kiến trúc đã xây dựng trái phép nêu trên. Hành vi đập phá nhà, công trình, vật kiến trúc xây dựng trái phép của các đối tượng trên có cấu thành tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật Hình sự không?
2. Bị cáo có hành vi nhờ người khác làm giả giấy đi đường, sau đó sử dụng giấy tờ giả đó để thực hiện hành vi trái pháp luật. Trường hợp này hành vi của bị cáo phạm hai tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” và tội “Sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” hay “Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”?
3. Người phạm tội giả chữ ký của người sử dụng đất để thực hiện thủ tục xin cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sau đó dùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó thực hiện hành vi phạm tội. Trường hợp này, khi xét xử thì xử lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó như thế nào? Hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Điều 34 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 hay tịch thu, tiêu hủy theo Điều 106 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015?
4. Bị cáo sử dụng pháp nhân của Công ty để nhập khẩu hàng hóa theo loại hình nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, thủ tục kê khai hải quan khi nhập khẩu là đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, sau khi nhập hàng hóa là nguyên liệu về Việt Nam, bị cáo không tiến hành sản xuất để xuất khẩu theo quy định mà tự ý chuyển tiêu thụ nội địa, không khai báo với cơ quan chức năng. Hành vi của bị cáo phạm tội “Buôn lậu” hay tội “Trốn thuế”
5. Bị cáo là nhân viên thu tiền điện thoại, tiền cước viễn thông thực hiện việc thu tiền của khách hàng cho Công ty, nhưng sau khi thu được tiền của khách hàng, bị cáo đã chiếm đoạt số tiền này, không nộp về cho Công ty. Hành vi của bị cáo phạm tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” hay tội “Tham ô tài sản”?
6. Chủ thể của tội “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán” quy định tại Điều 209 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có bao gồm đối tượng là người thực hiện giao dịch mua, bán chứng khoán không?
7. Bị cáo có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền của bị hại, trong đó, Văn phòng Công chứng thực hiện việc công chứng đối với hợp đồng, giấy tờ, tài liệu (do bị cáo làm giả), tạo điều kiện cho bị cáo thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, các cơ quan tiến hành tố tụng không truy cứu trách nhiệm hình sự của Công chứng viên thì có buộc Công chứng viên chịu trách nhiệm liên đới bồi thường cho bị hại hay không?
8. Nguyễn Văn A là người có quyền sử dụng thửa đất thổ cư tại phường X, quận Y, thành phố H. Năm 2017, A chuyển nhượng thửa đất trên cho anh Trần Văn B với giá 5 tỷ đồng, hợp đồng chuyển nhượng được công chứng theo đúng quy định của pháp luật, A đã nhận đủ tiền theo hợp đồng. Do bận công tác, anh B chưa nhận giấy tờ và nhờ A làm giúp thủ tục sang tên. Năm 2018, A lợi dụng việc anh B đi công tác xa, chủ động tìm gặp và bán thửa đất trên cho anh Hoàng Văn C với giá 3,5 tỷ đồng. Sau khi chuyển tiền cho A, anh C đã làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi anh C triển khai xây dựng công trình trên đất thì anh B phát hiện và làm đơn tố giác đến cơ quan điều tra. A bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 174 của Bộ luật Hình sự; giá trị thửa đất được định giá là 4 tỷ đồng. Trường hợp này, việc xác định bị hại và tài sản chiếm đoạt là như thế nào?
9. Bị cáo, bị hại, đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản có liên quan đến vụ án ở nước ngoài theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 268 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 được xác định như thế nào?

II. THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ

1. Người bị kết án phạt tù có nơi cư trú tại thị trấn P, huyện B, tỉnh L. Tòa án tỉnh H xét xử sơ thẩm. Khi Tòa án tỉnh L nhận ủy thác thi hành án thực hiện thủ tục xác minh thi hành án thì cơ quan Công an thị trấn P xác định người bị kết án phạt tù đã bỏ trốn, không biết đi đâu. Trong trường hợp này, Tòa án nào có trách nhiệm phải ra quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự nào có thẩm quyền ra quyết định truy nã?

III. DÂN SỰ, TỐ TỤNG DÂN SỰ, KINH DOANH THƯƠNG MẠI, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

1. Trong quá trình giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đề nghị hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đề nghị này có phải là yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập không?
2. Nguyên đơn A khởi kiện bị đơn B yêu cầu Tòa án giải quyết việc tranh chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Trong quá trình giải quyết vụ án, xác định tài sản gắn liền với đất tranh chấp thuộc quyền sở hữu của C. Tòa án đã yêu cầu nhưng A không khởi kiện bổ sung; B không có yêu cầu phản tố và C không có yêu cầu độc lập về tài sản gắn liền với đất. Khi xét xử, có đủ căn cứ xác định toàn bộ các yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là không có căn cứ để chấp nhận. Vậy, tại phần Quyết định của Bản án chỉ cần tuyên: Không chấp nhận các yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn về việc ….; mà không cần phải tuyên ai có quyền quản lý, sử dụng đất; ai có quyền sở hữu tài sản trên đất hay không?
3. Trong vụ án dân sự về tranh chấp quyền sử dụng đất có yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Tòa án xét thấy cần phải hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì thẩm quyền giải quyết như thế nào?
4. Tòa án đang giải quyết vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng có yêu cầu xử lý tài sản thế chấp thì phát hiện Tòa án khác đã thụ lý vụ án tranh chấp quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản thế chấp này. Trường hợp này phải nhập hai vụ án để giải quyết hay tạm đình chỉ giải quyết vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng để chờ kết quả giải quyết từ vụ án tranh chấp quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản thế chấp?
5. Trong vụ án kinh doanh thương mại, đương sự là doanh nghiệp có nhiều người đại diện theo pháp luật nhưng Điều lệ của doanh nghiệp không quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của những người đại diện theo pháp luật này thì Tòa án xác định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp như thế nào để tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án?
6. Theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và Mục 3 Điều 6 Quyết định 1160/2004/QĐ-NHNN thì “Chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm là người đứng tên trên thẻ tiết kiệm”, nên người đứng tên trên thẻ tiết kiệm (sổ tiết kiệm) có toàn quyền quyết định đối với số tiền trong thẻ tiết kiệm do mình đứng tên. Trường hợp số tiền tiết kiệm là tài sản chung vợ chồng, người chồng hoặc người vợ đứng tên chủ thẻ tiết kiệm thế chấp sổ tiết kiệm để vay tiền Ngân hàng và người không đứng tên không biết thì hợp đồng thế chấp sổ tiết kiệm này có hiệu lực hay không?
7. Trong vụ án tranh chấp Hợp đồng tín dụng, Ngân hàng khởi kiện yêu cầu bên vay trả nợ theo hợp đồng tín dụng, nếu bên vay không trả nợ sẽ yêu cầu xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ. Các đương sự không yêu cầu tuyên bố hợp đồng thế chấp vô hiệu. Trường hợp xét thấy hợp đồng thế chấp vô hiệu thì Tòa án có quyền tuyên Hợp đồng thế chấp đó vô hiệu không?
8. Trong vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng, A vay của Ngân hàng một khoản tiền, để đảm bảo khoản vay nêu trên của A thì B, C, D, E đã đứng ra bảo đảm bằng quyền sử dụng đất riêng của mình. A vi phạm nghĩa vụ trả nợ, Ngân hàng khởi kiện yêu cầu A trả khoản vay trên, nếu không trả nợ thì yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm của B, C, D, E để thu hồi nợ. Ngân hàng không xác định được phạm vi bảo đảm cụ thể của mỗi tài sản bảo đảm cho khoản vay của A mà đề nghị Tòa án căn cứ vào thoả thuận bảo đảm toàn bộ khoản vay trong hợp đồng để giải quyết; B, C, D, E cũng không xác định được phạm vi tài sản của mình bảo đảm cho khoản vay của A. Trường hợp này, khi xét xử vụ án thì Toà án xác định phạm vi bảo đảm như thế nào?
9. Trong vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng, tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất nông nghiệp đã hết thời hạn sử dụng đất ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp này, Toà án giải quyết tài sản thế chấp như thế nào?
10. Trong vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng có tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, Tổ chức tín dụng không tiến hành thẩm định tài sản trước khi ký hợp đồng thế chấp. Khi Tòa án tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ đối với tài sản thế chấp thì không xác định được vị trí đất thế chấp theo hợp đồng. Trường hợp này, hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất có hiệu lực pháp luật không?
11. Trong vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng, bên vay thế chấp tài sản là ô tô của mình để vay tiền (việc thế chấp ô tô đã được đăng ký giao dịch bảo đảm, giấy tờ của xe ô tô do Ngân hàng đang quản lý, xe ô tô do bên vay sử dụng). Quá trình giải quyết vụ án, bên vay không có mặt tại địa phương, Tòa án xác minh thì không biết ô tô là tài sản thế chấp đang ở đâu và do ai quản lý nên không thể tiến hành thẩm định, định giá để làm căn cứ giải quyết vụ án. Trường hợp này Tòa án có được tuyên phát mại đối với chiếc xe ô tô để thi hành án được không?
12. Đương sự có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời “Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ” theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật Tố tụng dân sự, nhưng đây là tài sản duy nhất của người có nghĩa vụ và có giá trị cao hơn nghĩa vụ phải thực hiện thì theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 12 của Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐTP ngày 24/9/2020 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì Tòa án không được áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này. Do đó, trong trường hợp này để tránh việc người có nghĩa vụ tẩu tán tài sản, trốn tránh nghĩa vụ trả nợ và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên có quyền thì xử lý như thế nào?
13. Người sử dụng đất đang thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Ngân hàng nhưng lại nhận đặt cọc để chuyển nhượng quyền sử dụng đất đang thế chấp. Khi ký kết hợp đồng đặt cọc, người nhận đặt cọc cam kết sẽ trả hết nợ ngân hàng và giải chấp để thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong thời hạn cam kết. Tuy nhiên, sau đó người nhận đặt cọc không trả nợ Ngân hàng để ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất như đã thỏa thuận. Trường hợp này hợp đồng đặt cọc để giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng thửa đất đang thế chấp tại ngân hàng có bị vô hiệu không và xác định lỗi làm cho hợp đồng đặt cọc vô hiệu hoặc lỗi làm cho hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không ký kết được xác định thế nào?
14. Vợ, chồng là người nước ngoài, kết hôn tại nước ngoài, có thẻ tạm trú tại Việt Nam (thời hạn thẻ tạm trú dưới 02 năm). Trong thời gian tạm trú, vợ chồng có đơn yêu cầu Tòa án của Việt Nam công nhận thuận tình ly hôn. Trương hợp này Tòa án của Việt Nam có thẩm quyền giải quyết không?
15. Đối với trường hợp bất động sản là tài sản chung của vợ chồng nhưng chỉ có một bên vợ (hoặc chồng) tham gia khi ký kết hợp đồng tặng cho, chuyển nhượng (mua bán), thế chấp…, bên còn lại không tham gia ký kết, không đồng ý đối với hợp đồng đó; hợp đồng tặng cho, chuyển nhượng (mua bán), thế chấp không vi phạm các điều kiện có hiệu lực khác. Hợp đồng đó vô hiệu toàn bộ hay vô hiệu một phần?
16. Bà M khi sinh ra mang họ mẹ là Nguyễn Thị M. Sau khi cha của bà M là cụ Lê Văn N mất thì bà Nguyễn Thị M làm đơn yêu cầu xác định cụ Lê Văn N là cha của bà M. Vậy, yêu cầu này có thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án không?

IV. HÀNH CHÍNH

1. Trong vụ án hành chính về khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai, Tòa án xét thấy một phần giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp không đúng quy định của pháp luật, trường hợp này Tòa án tuyên hủy một phần giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay phải tuyên hủy toàn bộ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp?
2. Trong thực tế có trường hợp được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời, vậy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời có phải là quyết định hành chính không, có là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính không?
3. Trong vụ án hành chính khởi kiện yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng người được cấp Giấy chứng nhận đã thế chấp tại Ngân hàng. Trường hợp này, quá trình giải quyết vụ án mà Ngân hàng có yêu cầu Tòa án công nhận Hợp đồng thế chấp và không hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vì quyền sử dụng đất đã được thế chấp hợp pháp cho Ngân hàng thì Tòa án có đưa Ngân hàng vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan không? Nếu đưa Ngân hàng vào tham gia tố tụng thì giải quyết thế nào?
4. Ông A và bà B tranh chấp quyền sử dụng đất đối với diện tích đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện C ban hành Quyết định X để giải quyết tranh chấp giữa ông A và bà B. Hết thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính đối với Quyết định X, bà B khởi kiện vụ án dân sự tranh chấp quyền sử dụng đất với ông A (cùng thửa đất đã được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện C giải quyết tranh chấp bằng quyết định X) đồng thời yêu cầu Tòa án hủy quyết định X. Trường hợp này Tòa án có được thụ lý vụ án dân sự và xem xét việc hủy quyết định X theo Điều 34 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 hay không?
5. Quyết định phê duyệt giá đất cụ thể cho dự án của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của cá nhân, tổ chức hay không và quyết định này có phải là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính không?
6. Trong quyết định phê duyệt bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho gia đình ông A. Ông A đồng ý với đơn giá bồi thường, hỗ trợ nhưng không đồng ý với chính sách tái định cư. Ông A khởi kiện đến Tòa án. Trường hợp này xác định đối tượng khởi kiện như thế nào?
7. Chi cục thuế khu vực A được sáp nhập từ Chi cục thuế của hai huyện A và huyện B. Trụ sở của Chi cục thuế khu vực A đóng trên địa bàn huyện A. Vậy thông báo nộp thuế của Chi cục thuế khu vực A đối với cá nhân cư trú tại huyện B thì Tòa án huyện A có thẩm quyền thụ lý giải quyết không?

V. HÒA GIẢI, ĐỐI THOẠI TẠI TÒA ÁN

1. Trong thời hạn chuẩn bị ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành (15 ngày kể từ ngày Tòa án nhận được biên bản và tài liệu kèm theo), Thẩm phán có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cung cấp cho Tòa án tài liệu làm cơ sở cho việc ra quyết định. Trường hợp hết thời hạn 15 ngày mà cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chưa cung cấp tài liệu cho Tòa án thì giải quyết thế nào?
2. Trường hợp vụ việc đủ điều kiện để hòa giải, đối thoại theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư số 03/2020/TT-TANDTC ngày 16/11/2020 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định chi tiết khoản 1, 2 và 3 Điều 16 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án nhưng đơn khởi kiện, đơn yêu cầu không có đủ các nội dung quy định tại Điều 189 và Điều 362 của Bộ luật Tố tung dân sự; Điều 118 của Luật Tố tụng hành chính thì Tòa án có ra thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện trước khi thực hiện thủ tục thông báo cho người khởi kiện, người yêu cầu biết về quyền được lựa chọn hòa giải, đối thoại và lựa chọn Hòa giải viên theo quy định tại Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án hay không? Thời hạn nhận đơn và xử lý đơn theo quy định của các luật tố tụng hay Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án?
3. Khi lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành mà các bên không yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành thì kết quả này có giá trị cưỡng chế thi hành không? Trường hợp này, Tòa án cần xử lý như thế nào?
4. Thẩm phán có được ra quyết định công nhận hoặc không công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành trong thời hạn chuẩn bị ra quyết định (15 ngày kể từ ngày Tòa án nhận được biên bản và tài liệu kèm theo), hay phải chờ hết thời hạn này thì Thẩm phán mới được quyền ra quyết định?
5. Hòa giải viên có quyền yêu cầu các bên cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tranh chấp, khiếu kiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Vậy, Hòa giải viên thực hiện quyền này như thế nào? Hòa giải viên có được xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật Tố tụng dân sự, Điều 84 của Luật Tố tụng hành chính hay không?
6. Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 14 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án thì Hòa giải viên có quyền mời người có uy tín tham gia hòa giải, đối thoại. Vậy, người có uy tín được xác định như thế nào? Người có uy tín được mời tham gia hòa giải, đối thoại có được nghiên cứu hồ sơ vụ việc trước khi tham gia hòa giải, đối thoại hay không?
7. Tại biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại, các bên đã yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành. Tuy nhiên, trong quá trình Tòa án xem xét để ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành thì một bên tham gia hòa giải, đối thoại có yêu cầu thay đổi thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án không công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành thì Tòa án xử lý như thế nào?
8. Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 9 Nghị định 16/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết mức thu, trình tự, thủ tục thu, nộp, việc quản lý, sử dụng chi phí hoà giải, đối thoại tại Toà án và thù lao Hoà giải viên tại Toà án đối với các vụ, việc chấm dứt hoà giải, đối thoại theo quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật Hoà giải đối thoại tại Toà án thì mức thù lao cho Hoà giải viên là từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng/vụ việc. Vậy, Tòa án ấn định mức thù lao đối với từng vụ việc cụ thể như thế nào?
9. Khi tiến hành phiên hoà giải, đối thoại theo Điều 25 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Toà án thì Hòa giải viên có được lập biên bản hòa giải, đối thoại sau mỗi phiên hòa giải, đối thoại hay không?

Công ty Luật TNHH MMT & Partners

MMT & PartnersCông ty Luật có trụ sở chính tại thành phố Đà Nẵng; được Sở Tư pháp cấp phép hoạt động và đủ điều kiện để cung cấp dịch vụ pháp lý theo quy định pháp luật Việt Nam.

Với đội ngũ Luật sư và cộng sự là các chuyên gia, cố vấn cao cấp có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong các lĩnh vực tranh tụng tại Toà án, tư vấn pháp luật, đào tạo pháp lý, nhân sự, HR (Human Resources).

MMT & Partners hiện đã và đang cung cấp các dịch vụ pháp lý cho nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp lớn, nhỏ trong và ngoài nước, gồm: tư vấn pháp lý thường xuyên cho doanh nghiệp; tư vấn giải quyết các tranh chấp về dân sự, thương mại, hôn nhân – gia đình, đất đai, hình sự…; cử Luật sư tham gia đại diện Tố tụng tại Toà án, Trung tâm trọng tại thương mại để giải quyết các tranh chấp và các Dịch vụ pháp lý theo quy định pháp luật khác.

– Đội ngũ Luật sư MMT & Partners – 

Liên hệ

Bản quyền thuộc về MMT & PARTNERS. Các tài liệu trên website này được MMT & PARTNERS, lưu trữ cho mục đích tham khảo, học tập và nghiên cứu. Mọi sự sao chép vì những mục đích khác phải được sự chấp thuận của MMT & PARTNERS bằng văn bản.

icon zalo
nhắn tin facebook
0906.498.882 gọi điện thoại