1. Định nghĩa Thừa Phát Lại? Định nghĩa Lập Vi Bằng Thừa Phát Lại?
Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan (Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP)
Theo đó, những công việc Thừa phát lại được làm:
(1) Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo quy định của pháp luật;
(2) Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định;
(3) Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định của pháp luật;
(4) Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự theo quy định.
Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này (Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP).
Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật (Khoản 3 Điều 36 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP).
Như vậy, Thừa phát lại là người thực hiện việc lập vi bằng để ghi nhận lại sự thật thực tế xảy ra khi có yêu cầu của cá nhân, tổ chức.
2. Điều kiện trở thành Thừa phát lại là gì?
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa Phát Lại:
– Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có độ tuổi không quá 65, chấp hành Hiến pháp, pháp luật và có đạo đức tốt.
– Có bằng tốt nghiệp đại học/sau đại học chuyên ngành Luật.
– Công tác pháp luật từ 03 năm trở lên sau khi có bằng chuyên ngành Luật nêu trên.
– Tốt nghiệp khóa đào tạo bồi dưỡng nghề Thừa phát tại Học viện Tư pháp hoặc công nhận tương đương với người được đào tạo ở nước ngoài hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại.
– Đạt yêu cầu trong kỳ thi kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.
(Điều 6 Nghị định 08/2020/NĐ-CP)
Trong đó, có một số Giấy tờ chứng minh được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại, cụ thể như sau:
Giấy tờ chứng minh được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP là một trong các giấy tờ sau đây:
1. Quyết định bổ nhiệm thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên, điều tra viên, Giấy chứng minh thẩm phán, Giấy chứng minh kiểm sát viên, Thẻ chấp hành viên, Giấy chứng nhận điều tra viên kèm theo giấy tờ chứng minh đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên;
2. Chứng chỉ hành nghề luật sư, Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chứng viên, Thẻ luật sư, Thẻ công chứng viên kèm theo giấy tờ chứng minh đã có thời gian hành nghề luật sư, công chứng từ 05 năm trở lên;
3. Quyết định bổ nhiệm chức danh Giáo sư, Phó giáo sư chuyên ngành luật; Bằng tiến sĩ luật, trường hợp Bằng tiến sĩ luật được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài thì phải được công nhận văn bằng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
4. Quyết định bổ nhiệm thẩm tra viên chính, thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên chính, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát, thẩm tra viên chính, thẩm tra viên cao cấp ngành thi hành án dân sự; thanh tra viên cao cấp, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật;
5. Các giấy tờ khác chứng minh là người được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại theo quy định của pháp luật.
(Điều 5 Thông tư 05/2020/TT-BTP)
3. Chi phí lập vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án?
3.1. Chi phí lập vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án
– Chi phí lập vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án do người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại thỏa thuận theo công việc thực hiện hoặc theo giờ làm việc.
– Văn phòng Thừa phát lại quy định và phải niêm yết công khai chi phí lập vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án, trong đó xác định rõ mức tối đa, mức tối thiểu, nguyên tắc tính.
Trên cơ sở chi phí đã niêm yết, người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại có thể thỏa thuận thêm về chi phí thực hiện theo công việc hoặc theo giờ làm việc và các khoản chi phí thực tế phát sinh bao gồm: Chi phí đi lại; phí dịch vụ cho các cơ quan cung cấp thông tin; chi phí cho người làm chứng, người tham gia hoặc chi phí khác (nếu có).
– Trong trường hợp Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành án mà phải tiến hành xác minh thì chi phí xác minh do Thừa phát lại và người yêu cầu thỏa thuận theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc được tính vào chi phí thi hành án dân sự quy định tại Điều 65 của Nghị định này.
3.2. Chi phí thi hành án dân sự
Đối với việc tổ chức thi hành án, Văn phòng Thừa phát lại được thu chi phí theo mức phí thi hành án dân sự do pháp luật về phí, lệ phí quy định. Những vụ việc phức tạp, Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu thi hành án có thể thỏa thuận về mức chi phí thực hiện công việc.
(Điều 64, Điều 65 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP)
4. Dịch vụ Thừa Phát Lại
Công ty luật MMT và Cộng sự luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn các vấn đền pháp lý có liên quan khi Quý Khách hàng, đối tác có nhu cầu về lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án hoặc tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án.
LUẬT SƯ MMT VÀ CỘNG SỰ HỖ TRỢ TƯ VẤN DỊCH VỤ LẬP VI BẰNG, TRUY TÌM TÀI SẢN
Luật sư tư vấn miễn phí, chuyên nghiệp
Có mặt mọi lúc, mọi nơi
Hồ sơ hoàn thiện nhanh chóng
Phí dịch vụ hợp lý, phải chăng
Mọi thông tin chi tiết, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ Luật sư Việt 0931 946 199 hoặc số hotline Công ty Luật MMT và Cộng sự 0906 498 882 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất.
Trân trọng cảm ơn.
———————————————————–
CÔNG TY LUẬT MMT & PARTNERS/ LUẬT SƯ TẠI ĐÀ NẴNG
Địa chỉ: 83 Nguyễn Cư Trinh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Hotline: 090 649 8882
Mail: Contact@lawmmt.com
Website: www.lawmmt.com
Tiktok: https://www.tiktok.com/@mmtandpartners
Youtube: https://www.youtube.com/@MMTPARTNERS